Trang chủ Blog Trang 2

Sự Ăn Năn Thật

(E-xơ-ra 10:11a)

E-xơ-ra “vừa khóc, vừa xưng tội và sấp mình” trước Chúa, tấm lòng cầu nguyện khẩn thiết của ông đã thức tỉnh nhiều người. Họ cũng “khóc nức nở.” Cuối cùng, Sê-ca-nia đại diện dân chúng xưng tội và đề nghị một giải pháp bày tỏ lòng ăn năn thật, đó là “lập ước với Đức Chúa Trời chúng ta, đuổi hết thảy những người nữ kia và các con cái của họ đã sinh ra, y như lời chỉ giáo của chúa tôi và của các người có lòng kính sợ điều răn của Đức Chúa Trời chúng ta; khá làm điều ấy theo luật pháp”.

E-xơ-ra thấy giải pháp đó là việc phải làm nên đứng dậy yêu cầu mọi người lập lời thề sẽ làm theo lời ấy. Rồi ông truyền lệnh cho những người được hồi hương khắp xứ Giu-đa và Giê-ru-sa-lem, trong ba ngày phải về Giê-ru-sa-lem nhóm họp đông đủ. Ai bất tuân sẽ bị truất khỏi hội chúng. Giải pháp có vẻ cứng rắn và gây đau khổ cho nhiều gia đình, nhất là những gia đình đã có con. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu tầm quan trọng về dòng dõi thánh của dân tộc được Chúa chọn là dân tộc Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, họ cần phải phân rẽ trọn vẹn chứ không thể có giải pháp phân rẽ nửa vời. Điều này cũng cho thấy, hôn nhân gia đình rất quan trọng, nếu đi sai đường lối Chúa sẽ đưa đến hậu quả rất lớn.

Sê-ca-nia nói với E-xơ-ra rằng, chúng ta phạm tội với Đức Chúa Trời nhưng vẫn còn hy vọng cho Y-sơ-ra-ên. Hy vọng đó là khi dân Chúa ăn năn thật thì sẽ được tha thứ và phục hồi. Ăn năn thật không phải chỉ là sấp mình, khóc lóc xưng tội, nhưng là xưng tội với hành động thay đổi cặp theo, tái lập giao ước với Chúa, quyết tâm sống theo Lời Chúa dạy. Dân Chúa đã vi phạm luật pháp, cưới gả với các dân trong xứ, nay họ ăn năn thật không phải chỉ khóc lóc xin Chúa tha thứ mà không có hành động phân rẽ với những người vợ ngoại bang họ đã cưới. Đây là điều chúng ta lưu ý, vì nhiều người phạm tội, rồi nói mình ăn năn, bắt mọi người phải tha thứ nhưng chính họ không cho thấy có một hành động thay đổi nào để chứng tỏ sự ăn năn thật. Muốn được Chúa tha thứ, chúng ta phải có sự ăn năn thật. Sau lệnh triệu tập của E-xơ-ra, dân chúng họp lại tại quảng trường trước Đền Thờ, họ run sợ về việc làm tội lỗi của mình và trước cơn mưa rất lớn khác nào cơn giận của Đức Chúa Trời trút xuống. E-xơ-ra công bố tội lỗi của họ đã phạm và yêu cầu hãy xưng tội với Chúa, làm ngay điều Chúa muốn là phân rẽ khỏi các dân tộc và với những người vợ ngoại bang họ đã cưới. E-xơ-ra thành lập một ủy ban để tra xét danh sách những người phạm tội. Gần ba tháng làm việc, họ trình danh sách hơn một trăm người gồm các thầy tế lễ, người Lê-vi, và dân chúng đã cưới vợ ngoại bang.

Có nhiều điều chúng ta học được qua cách giải quyết tội lỗi của E-xơ-ra. Ông vạch rõ tội lỗi công khai trước mọi người và khẳng định rằng, muốn được tha thứ thì phải thực hiện điều hài lòng Đức Chúa Trời, ông không để ý riêng và cảm xúc của mình chi phối việc xét xử. Ngoài ra, E-xơ-ra hoàn toàn không thiên vị, không du di, không làm nửa vời. Dù thầy tế lễ hay người Lê-vi, khi phạm tội cũng phải xét xử như thường dân, không ai được hưởng ưu tiên và cũng không giấu bớt tội của cấp lãnh đạo. Trong danh sách những người cưới vợ ngoại bang, mọi thành phần đều bị nêu tên công khai. Tội lỗi của mọi người đã phạm là nghiêm trọng, ông nhận biết cơn giận rất lớn của Đức Chúa Trời, việc sống pha lẫn đưa đến hậu quả rất tai hại và ảnh hưởng lâu dài, nên ông quyết giúp những người phạm tội thực tâm ăn năn, quay trở lại làm điều đẹp ý Đức Chúa Trời. Muốn Hội Thánh Chúa ngày nay thật sự thánh thì không thể dung dưỡng tội lỗi. Mọi tội lỗi dù của con dân Chúa hay của cấp lãnh đạo đều phải giải quyết dứt khoát trong tinh thần “làm điều đẹp ý Ngài”.

Khi phạm tội, xin Chúa cho chúng ta không quanh co nhưng bày tỏ lòng ăn năn thật với hành động thay đổi để được Chúa tha tội.

Sống Theo Đường Lối Chúa

(Thi-thiên 128:1)

Trước giả Thi Thiên 128 định nghĩa về phước hạnh trong cái nhìn của ông sau những năm tháng của cuộc đời. Phước là khi sống trong sự kính sợ Đức Giê-hô-va, và đi trong đường lối Ngài. Với trước giả, phước hạnh của một người trước tiên là nhận biết Chúa là ai trong cuộc đời mình và trong cả
hoàn vũ này, đồng thời lựa chọn thái độ sống kính sợ và tuân thủ mọi luật lệ được ban ra từ Đấng ấy.

Bức tranh mô tả về phước hạnh trong Thi Thiên này không giống với cách con người thường nghĩ về phước hạnh. Phước hạnh ở đây không hứa hẹn tiền tài như nước, thành công vang dội, tiếng tăm lẫy lừng. Phước hạnh trước giả mô tả rất đỗi bình dị nơi cuộc sống hằng ngày trong từng gia đình. Đó là được vui hưởng thành quả từ sức lao động của mình, được có một mái ấm gia đình sum vầy trọn vẹn bên gia đình, và được nhìn thấy sự tiếp nối giữa các thế hệ kính sợ Chúa trong dòng dõi mình. Điều khiến chúng ta được khích lệ trong Thi Thiên này là phước hạnh không phải là một sự may mắn chỉ đến với một số người đã được định sẵn theo số mệnh, nhưng tất cả chúng ta đều có quyền lựa chọn đi theo con đường nhận lãnh phước hạnh, bằng cách sống kính sợ Chúa và làm theo Lời Ngài.

Phước lớn nhất của người Cơ Đốc không chỉ là nhận được những điều tốt lành từ Đấng mình thờ phượng, mà chính là được thờ phượng Đấng ấy, được có mối liên hệ cá nhân với Đấng chủ tể cả hoàn vũ này, được có Lời Chúa soi dẫn trong mọi nẻo đường đời bằng phẳng lẫn gập ghềnh. Cái nhìn về phước của Thi Thiên 128 giúp chúng ta nhận ra mỗi con cái yêu dấu của Chúa đều là những người có phước, kể cả khi chúng ta đang sống với những khủng hoảng khác nhau của cuộc đời. Năm mới là dịp sum họp gia đình theo văn hóa người Việt, cũng là dịp để chúng ta chiêm nghiệm lại những phước lành Chúa đã ban cho mình trong năm qua, và chia httltohienthanh@gmail.com– (+84) 28.3865.4276-www.httltohienthanh.org sẻ cho nhau nghe những điều tốt đẹp ấy. Khoảnh khắc được sum vầy bên gia đình, được thưởng thức những món ăn truyền thống bên mâm cơm, được lắng nghe và nhìn thấy những điều Chúa làm trên từng thành viên, chính là lúc chúng ta cảm nhận được phước hạnh bình dị mà không phải gia đình nào cũng có được. Phước hạnh của người Cơ Đốc không phải là sở hữu nhiều của cải vật chất hay khoác lên mình sự tiếng tăm danh vọng, mà là được tận hưởng mối liên hệ giữa con người với Đấng Sáng Tạo, và giữa con người với con người. Người đời cầu phước nhưng không rõ phước đến từ đâu và làm sao nhận lãnh được. Nhưng con dân Chúa mong được phước từ Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho điều Ngài có, vì Đức Chúa Trời là nguồn phước và Ngài cũng là Đấng thành tín. Người đời tìm mọi cách để được phước nhưng con cái Chúa thì phước hạnh và sự thương xót sẽ theo chúng ta.

Kính sợ Đức Giê-hô-va không phải là run rẩy, sợ sệt như Chúa là một hung thần, nhưng là ý thức của một tạo vật trước Đấng Tạo Hóa rằng Ngài là Đấng cao cả, Đấng tạo dựng nên chúng ta, là Đức Chúa Trời khác biệt chúng ta một trời một vực, nhưng Ngài cũng thật gần vì Ngài là Cha chúng ta. “Kính sợ Đức Giê-hô-va” là tôn Chúa lên cao, nhận Ngài là Đấng tể trị đời sống mình, bày tỏ lòng kính sợ bằng sự tin cậy và vâng lời Ngài cách tuyệt đối. Phước cho ai kính sợ Chúa và sống đúng như vậy. Kết quả của đời sống kính sợ Đức Giê-hô-va là “đi trong đường lối Ngài,” tức sống theo tiêu chuẩn và sự hướng dẫn của Lời Chúa. Khi chúng ta chưa thấy phước hạnh Chúa theo mình, hãy xét lại xem chúng ta đang “đi trong đường lối” nào. Chúng ta không thể cứ sống theo ý mình, hoặc sống theo ý của số đông, của bạn bè, của con người rồi lại thắc mắc với Chúa rằng tại sao con không được phước!

Xin Chúa giúp chúng ta biết sống kính sợ Chúa và đi trong đường lối Ngài trong suốt năm mới này.

Podcasts

Latest sermons