Trang chủ Blog Trang 5

Sự Ăn Năn Thật

(II Phi-e-rơ 3:9)
Sứ đồ Phi-e-rơ nói rằng có những người hoài nghi tra vấn về sự trở lại của Chúa Giê-xu trong “ngày sau rốt”. Những người này tiếp tục chống lại Chúa Giê-xu cho đến khi Ngài trở lại. Phi-e-rơ đưa ra lý do chính là họ muốn sống phóng túng và không muốn đối diện với thực tế: Những người chống lại Đức Chúa Trời sẽ bị đoán phạt. Họ lập luận rằng từ buổi sáng thế đến giờ thế giới vẫn không thay đổi, sự sống trên địa cầu vẫn tiếp diễn không ngừng, vì thế không có lý gì để tin vào thảm họa toàn cầu xảy đến trong ngày sau rốt.

Phi-e-rơ đã đánh đổ lập luận nông cạn của họ bằng cách nêu ra những lý do sau đây. Thứ nhất, trong quá khứ Đức Chúa Trời đã sáng tạo vũ trụ và đã xử phạt thế giới tội lỗi bằng thảm họa tự nhiên vì thế Ngài cũng sẽ đoán phạt trong tương lai. Thứ hai, thời gian của Đức Chúa Trời không giống thời gian của con người. Chúng ta không thể ấn định các kế hoạch của Ngài bằng niên lịch của con người. Thứ ba, lý do Đức Chúa Trời trì hoãn sự đoán phạt là vì lòng nhẫn nại vô biên của Ngài. Đức Chúa Trời của hiện tại và tương lai cũng chính là “Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực” của thời xuất Ai Cập. Nhiều người nghĩ Chúa chậm trễ nhưng Phi-e-rơ giải thích rằng thời gian của Chúa khác với của chúng ta. Con người sống trong thời gian nhưng Chúa đứng ngoài thời gian. Trước mắt Chúa “một ngày như ngàn năm và ngàn năm như một ngày” là cách diễn tả cho thấy Chúa không lệ thuộc thời gian của chúng ta. Ngài làm việc theo thì giờ của Ngài, không phải thì giờ của chúng ta. Đối với chúng ta dường như chậm trễ nhưng với Ngài chưa đến thời điểm. “Ngài không chậm trễ” có nghĩa là khi “giờ đã điểm” chắc chắn Ngài sẽ hành động. Biến cố tái lâm chắc chắn sẽ xảy ra đúng thời điểm của Ngài, cũng như “khi thời hạn được trọn, Ngài bèn sai Con Một của Ngài đến thế gian”. Chúa muốn chờ đợi đến một thời điểm tốt nhất, khi nhiều người đã có cơ hội ăn năn. Bản tính chúng ta là nôn nóng, vội vàng nhưng Chúa rất kiên nhẫn. Nhiều người muốn Chúa đến hôm nay nhưng Chúa chờ đợi để nhiều người có cơ hội đáp ứng tình yêu của Ngài. Chúa đến thình lình, không báo trước ngày giờ để chúng ta sẵn sàng. Chúa đến thình lình như kẻ trộm ban đêm để chúng ta luôn luôn cảnh tỉnh, không xao lãng. Trong khi chờ đợi Chúa đến, chúng ta cần sống đời sống thánh khiết liên tục. Nếp sống đạo đức của người Cơ Đốc đặt nền tảng trên việc Chúa đến thình lình. Chúng ta luôn luôn giữ mình thánh sạch như là Chúa đến hôm nay.

Đây không chỉ là sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời đối với kẻ chưa tin, mà cũng đối với chúng ta. Thay vì ngạc nhiên trước sự trì hoãn của Đức Chúa Trời, Phi-e-rơ khuyên chúng ta tra xét tội lỗi trong đời sống mình và ăn năn trọn vẹn, tập trung chú ý vào việc chuẩn bị linh hồn mình cho ngày đó, chấp nhận mỗi ngày là sự gia hạn phán xét đầy thương xót vậy. Đó cũng là cơ hội cho chúng ta kêu gọi người khác tìm kiếm Đức Chúa Trời khi còn có thể gặp được, hầu cho lòng sốt sắng của chúng ta có thể đáp ứng cho mong mỏi của Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu. Phi-e-rơ đặt ngược câu hỏi “Bao giờ đến ngày Chúa tái lâm?” cho chính chúng ta: “Anh em có sẵn sàng chưa?”. Sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ đổ trên người gian ác, nhưng ân sủng của Ngài ban cho người tin, mở lòng tiếp nhận Phúc Âm. Chúa tể trị và cứu rỗi con người. Sự tể trị này liên hệ đến lòng kiên nhẫn của Ngài đối với người hư mất cũng như cho người được lựa chọn có cơ hội ăn năn.

Phao-lô cũng cảnh cáo mọi người đừng “khinh thường lòng đầy nhân từ, khoan dung và nhẫn nại của Ngài mà không nhận biết rằng sự nhân từ của Đức Chúa Trời là để dẫn chúng ta đến sự ăn năn”. Người không được cứu cố giải thích sự chậm trễ của Đức Chúa Trời như là điểm không tốt trong bản chất của Ngài, nhưng người tin theo Chúa thì chúc tụng Ngài vì Ngài chờ đợi chúng ta ăn năn. Chúa “chậm trễ” vì một lý do nữa: để chúng ta ca ngợi tình yêu của Ngài.

Xin Chúa mở lòng, mở trí chúng ta để chúng ta hiểu hết được sự nhân từ kiên nhẫn của Ngài đối với chúng ta.

Sự Ăn Năn Thật

(Ê-xê-chi-ên 18:30b)
Xã hội và nếp sống của cha mẹ tác động không ít đến lối sống của con người. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể chối bỏ trách nhiệm cá nhân. Dù trách nhiệm liên đới là điều cần lưu ý, nhưng từng người phải chịu trách nhiệm về mọi việc làm của mình. Khi làm điều gì sai trái, chúng ta không nên đổ lỗi cho người khác hay cho cộng đồng. Đây là điều mà Tiên tri Ê-xê-chi-ên nhấn mạnh.

Chắc chắn lối sống của nhiều người ít nhiều ảnh hưởng trên chúng ta, nhưng họ không phải là người quyết định cuộc đời chúng ta. Cuộc đời dễ trở thành một bi kịch, nếu chúng ta để cho một người nào đó không phải là Đức Chúa Trời quyết định mục đích cũng như lối sống của mình. Thực tế cho thấy rằng hậu quả của tội lỗi trong quá khứ vẫn thường tác động xấu đến thế hệ mai sau, nhưng sứ điệp đặc biệt của Tiên tri Ê-xê-chi-ên cho thấy người Y-sơ-ra-ên không thể thoái thác trách nhiệm cá nhân về những việc làm và tội lỗi của họ. Lời cảnh cáo của Tiên tri Ê-xê-chi-ên vừa là lời khích lệ người Y-sơ-ra-ên tránh xa tội lỗi, vừa nhắc họ đừng kêu la rằng: “Đó không phải là tội lỗi của chúng tôi, Đức Chúa Trời không công bằng.” Ngài không phải là không công bằng. Ngài phán xét mỗi người theo việc làm của họ và kêu gọi từng thế hệ ăn năn, vâng lời và bước đi trong đức tin.

Dù là ai chăng nữa, nếu không sống nếp sống công chính, thánh thiện thì người đó sẽ chết. Nếu một con người sống phạm pháp ăn năn, từ bỏ đường tà, bước đi trong lối công chính thì người đó sẽ sống. Con không chịu trách nhiệm về tội lỗi của cha và ngược lại. “Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết,” Lời Đức Chúa Trời khẳng định như vậy. Chúng ta không thể ỷ lại lòng thương xót của Đức Chúa Trời mà chối bỏ hết mọi trách nhiệm của chính mình. Gây ra tội ác phải chịu tai họa mà không nhận ra mình chịu khổ vì chính tội ác của mình lại đổ cho cha ông thời trước là vô trách nhiệm. Sa-tan kẻ cám dỗ chúng ta, tìm kiếm mọi điều để kiện cáo chúng ta trước Chúa nhưng chúng ta có quyền quyết định phạm tội hay không. Chúng ta không thể nói tại Sa-tan cám dỗ, tôi mới phạm tội như vậy, cũng không thể cho là tại hoàn cảnh, tại người đó, tại môi trường xã hội… khiến tôi phải làm vậy. Chúng ta luôn là người chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, chúng ta thường bị tác động bởi điều xấu, bị ma quỉ cám dỗ, nhưng Đức Chúa Trời luôn ban cho phương tiện để chúng ta thắng hơn bởi lời Chúa hứa. Chúng ta phạm tội là do sự lựa chọn của chính mình, hãy thừa nhận trách nhiệm mình khi phạm tội cũng là lúc chúng ta ăn năn để Đức Chúa Trời tha thứ, thanh tẩy đời sống và phục hồi mối thông công giữa chúng ta với Ngài.

Vì bản chất thánh thiện, Chúa còn muốn đem sự sống mới cho tội nhân nào muốn xây bỏ lối ác. Dù ngày xưa cha ông có làm lành tích đức đến bao nhiêu cũng không đủ để chuộc tội cho ta ngày nay. Còn nếu kẻ ác có xấu xa bao nhiêu nhưng nếu nghe theo Chúa mà từ bỏ đường ác thì vẫn nhận được sự sống đời đời. Chúa không phải là một vị quan án bình thường. Ngài luôn luôn kêu gọi tội nhân: Hãy ăn năn! Ăn năn thì được sự sống! Còn các quan án bình thường thì chỉ biết vạch tội rồi kêu án chứ không hề khuyến khích ai phải ăn năn. Làm chứng nhân cho Đức Chúa Trời là điều khó khăn nhưng là cách tốt nhất để đáp ứng lại tình yêu vô lượng của Ngài. Chúng ta hãy ra đi khuyên giục mọi người từ bỏ lối sống cũ để được theo Chúa.

Xin Chúa giúp chúng ta ăn năn, trở lại cùng Ngài và sống thanh sạch mỗi ngày.

Sự Ăn Năn Thật

(Ê-xơ-ra 8:21a)

Khi được php dẫn đoàn dân trở về Gi-ru-sa-lem trong chuyến hồi hương lần thứ hai, E-xơ-ra 7:6b chép: “Vì tay của Đức Gi-hơ-va ph trợ người, nên vua ban cho người mọi điều người xin.” Thế nhưng thầy tế lễ E-xơ-ra khơng lợi dụng đặc ân này và cũng không nương tựa nơi thế lực của con người, nên ông đ nĩi với vua rằng: “Tay của Đức Cha Trời chng tơi ph trợ mọi người no tìm kiếm Ngài; nhưng quyền năng và thịnh nộ Ngi khng cự những người no lìa bỏ Ngi.” Vì vậy, ơng cảm thấy hổ thẹn nếu xin vua cho một tốn qun v kỵ binh để bảo vệ đoàn người hồi hương. Giờ đây, chuẩn bị lên đường, trước mặt l một đoạn đường cam go di gần 1500 cy số với biết bao bất trắc không lường được, E-xơ-ra đ ku gọi mọi người thực hiện ba điều: Kiêng ăn, hạ mình xuống trước mặt Cha, v cầu xin Cha chỉ con đường chính đáng để mọi người v ti sản được an toàn. E-xơ-ra và đoàn dân đ khơng thất vọng, Chúa đ nhậm lời cho đoàn người về đến Gi-ru-sa-lem bình an.

Trước khi lên đường, E-xơ-ra đ dnh thì giờ cho đoàn người đông đảo có cơ hội nghỉ chn, ngồi lại với nhau tìm kiếm Cha. Ơng ku gọi cả đoàn kiêng ăn hướng tấm lịng về Cha.

1. Tất cả hạ mình xuống, khiêm nhường tìm kiếm ý Cha.
2. Để nhận được ý Cha cho biết con đường tốt nhất m cả đoàn người gồm lớn nhỏ con ci v ti sản của họ cùng đi theo.
3. Người ti giỏi, cĩ khả năng, được huấn luyện kỹ cng, cĩ tinh thần kỷ luật cao nhưng ông không tự cao, tự đại. Chúng ta được nhắc nhở qua lời dạy của Đa-vít cho Sa-lô-môn: cịn con, Sa-lơ-mơn, con trai ta, hy nhận biết Đức Cha Trời của cha, hết lịng, vui ý m phục sự Ngi. Vì Đức Gi-hơ-va dị xt tấm lịng v phn biệt cc ý tưởng. Nếu con tìm kiếm Ngi thì Ngi sẽ cho con gặp, nếu con lìa bỏ Ngi, ắt Ngi sẽ lìa bỏ con. V lời hứa của Cha ở trong II Sử-ký 7:14 “Nhược bằng dn sự ta l dn gọi bằng danh ta hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, v trở lại, bỏ con đường t, thì ta ở trn trời sẽ nghe, tha thứ tội chng nĩ v cứu xứ họ khỏi tai vạ.” Nơi đây ta khám phá người của Chúa – E-xơ-ra luôn luôn sống gần Cha, tìm kiếm Chúa, động viên người khc cng học hỏi, cng lắng nghe và Chúa đ thnh tín đáp lại lời cầu xin của họ. Lắm lc chng ta dễ ỷ lại về khả năng, tài trí, về đoàn người đông đảo, về ti nguyn chng ta cĩ m qun cầu hỏi Cha, chng ta nhận lấy những bi học đau đớn, chề. Theo chân E-xơ-ra xin Chúa cho chúng ta trung tín, khiêm cung đến trước mặt Cha cầu hỏi từng chi tiết trong cuộc sống mỗi ngy.

Lời Cha trong Chm Ngơn 3:5-6 dạy: “Hy hết lịng tin cậy Đức Gi-hơ-va, chớ nương cậy nơi sự thơng sng của con; phm trong cc việc lm của con, kh nhận biết Ngi, thì Ngi sẽ chỉ dẫn cc nẻo của con.” E-xơ-ra đ lnh đạo đoàn người hồi hương đặt đức tin mình đúng theo Lời Cha. Ơng ku gọi đoàn dân tin cậy nơi Chúa chứ không nương cậy nơi con người, nơi chính mình hay cc thế lực khc. Thật vậy, chng ta thấy mặc dù E-xơ-ra là người ti giỏi, cĩ kiến thức và năng lực nhưng suốt sách E-xơ-ra có 6 lần ghi rằng “Tay của Đức Cha Trời ph trợ” chứng tỏ ơng khơng khoe khoang và nương cậy khả năng của mình, nhưng ông luôn hạ mình tìm cầu sự ph trợ của Chúa. E-xơ-ra đ để lại gương người lnh đạo thành công là người tin cậy Chúa và giúp người khc cng tin cậy Chúa như mình. Khi sống tin cậy Cha, Ngi sẽ ph trợ v sử dụng những kiến thức, khả năng của mình để phục vụ Chúa. Ngược lại, người lnh đạo khoe khoang kiến thức, không ăn năn và nương cậy vào năng lực mình thì sẽ thất bại vì khơng được “tay của Đức Cha Trời ph trợ”.

Xin Chúa giúp chúng ta ăn năn những sai phạm với Ngi, từ đó hết lịng tìm kiếm Ngi, trung tín với Ngi, với Lời Ngi, hết lịng lắng nghe tiếng của Ngi.

 

Podcasts

Latest sermons